Phương pháp ECMO ra đời đã cứu sống hàng ngàn bệnh nhân suy tim cấp và bệnh hô hấp nặng mà việc hỗ trợ thở máy không đáp ứng được. Vậy ECMO là gì, những ứng dụng ECMO trong y học như thế nào? Hãy cùng joshuastrail.org tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
I. Tìm hiểu ECMO là gì?
ECMO là viết tắt của cụm từ Extracorporeal membrane oxygenation, có nghĩa là oxy hóa màng ngoài cơ thể. Hiểu đơn giản thì đây là phương pháp sử dụng tuần hoàn và trao đổi oxy bên ngoài cơ thể người bệnh để hỗ trợ các chức năng sống ở bệnh nhân suy tuần hoàn hoặc suy hô hấp nặng, đe dọa đến tính mạng.
Với nguyên lý hoạt động tương tự với máy tim hổi nhân tạo, mục tiêu của kỹ thuật ECMO là tại thời gian cho tim hoặc phổi được hồi phục và nghỉ ngơi.
II. ECMO được chỉ định dùng trong trường hợp nào?
Như đã chia sẻ khi giải thích ECMO là gì, mục đích của phương pháp này là cung cấp đủ oxy cho người bệnh. Mặc dù ECMO không giúp chữa lành bệnh tim hoặc phổi nhưng có thể giúp người bệnh vượt qua các cơn nguy kịch. Để điều trị các bệnh tim, phổi thì việc kết hợp chữa trị nguyên nhân, có thể làm giảm bớt việc sử dụng các loại thuốc hỗ trợ tim, giảm bớt việc dùng máy hỗ trợ thở, từ đó giảm những nguy cơ tổn thương do máy thở.
Phương pháp ECMO được dùng chủ yếu cho trẻ nhỏ, tuy nhiên với những bệnh nhân suy tim, suy hô hấp thì vẫn có thể dụng kỹ thuật này bình thường. Công việc của ECMO là đưa máu ra bên ngoài cơ thể, đồng thời loại bỏ cacbon dioxit với thêm oxy vào các tế bào hồng cầu.
Kỹ thuật ECMO được sử dụng cho các trường hợp suy, suy hô hấp giai đoạn cuối. Bên cạnh đó, ECMO còn có được sử dụng với mục đích là kéo dài sự sống cho người bệnh nhằm giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây ngừng tim.
Một số trường hợp sẽ được cân nhắc sử dụng phương pháp ECMO, đó là:
- Bệnh nhân ngừng tim, sốc tim
- Những bệnh nhân suy hô hấp
- Sau khi phẫu thuật tim thì tim gặp vấn đề
- Duy trì sự sống cho người bệnh khi cấy ghép tim ghép phổi hoặc đặt thiết bị hỗ trợ tâm thất
- Phổi không đủ khả năng cung cấp oxy cho cơ thể ngay cả khi đã sử dụng máy thở oxy.
III. Có những phương pháp ECMO nào?
Có 2 phương ECMO phổ biến nhất hiện nay đó là ECMO tĩnh mạch – động mạch và ECMO tĩnh mạch-tĩnh mạch. Hai phương pháp này đều hoạt động theo nguyên tắc là từ hệ thống tĩnh mạch máu được đưa ra ngoài cơ thể người bệnh, sau đó được thêm oxy rồi trả lại cơ thể.
Trong ECMO tĩnh mạch-động mạch thì máu được trả về động mạch; còn ECMO tĩnh mạch-tĩnh mạch thì máu được trả lại về tĩnh mạch. Tuy nhiên, phương pháp ECMO tĩnh mạch -tĩnh mạch chỉ hỗ trợ việc hô hấp, chúng không hỗ trợ cho tim.
Để hiểu rõ ECMO là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về 2 phương pháp ECMO tĩnh mạch-động mạch, ECMO tĩnh mạch-tĩnh mạch dưới đây.
- ECMO tĩnh mạch-động mạch: đây là phương pháp đặt ống thông tĩnh mạch vào tĩnh mạch đùi bên trái hoặc bên phải để đưa máu ra ngoài và 1 ống thông động mạch vào động mạch đùi bên trái hoặc bên phải để máu trở về cơ thể. Vị trí của đầu ống thông tĩnh mạch đùi phải sẽ được giữ ở ngay gần đường giao nhau của tĩnh mạch chủ dưới và tâm nhĩ phải trong khi đầu ống của động mạch đùi phải ở trong động mạch chậu.
- ECMO tĩnh mạch-tĩnh mạch: phương pháp này sẽ đặt một ống thông vào tĩnh mạch đùi để đưa máu ra ngoài và tĩnh mạch cảnh trong bên phải để máu được trả về cơ thể. Bên cạnh đó, một ống thông có hai đầu sẽ được đưa vào tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới để rút máu ra và đưa màu trở về tâm nhĩ phải sau khi đã thêm oxy.
IV. Một số biến chứng, nguy cơ có thể gặp khi điều trị bằng ECMO
Thực hiện phương pháp ECMO- trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể, bệnh nhân có thể gặp phải một số biến chứng như sau:
1. Thần kinh
Người lớn khi được điều trị bằng phương pháp ECMO có thể bị chấn thương thần kinh. Đây là tình trạng xuất huyết dưới màng nhện, dẫn đến thiếu máu cục bộ, nhồi máu ngay tại vùng nhạy cảm của não, tình trạng hôn mê không giải thích được não thiếu oxy cục bộ và chết não.
Khả năng xuất huyết chiếm khoảng 30 đến 40% bởi thuốc chống đông máu có chứa heparin được truyền liên tục, từ đó có thể gây ra tình trạng rối loạn chức năng của các tiểu cầu.
2. Máu
Tình trạng giảm tiểu cầu trong máu chính là nguyên nhân do thuốc chống đông máu có chứa heparin, để khắc phục tình trạng này thì nên sử dụng thuốc chống đông máu không chứa heparin. Không những vậy còn có một lưu lượng máu ngược dòng trong động mạch chủ đi xuống ngay cả khi động mạch đùi và tĩnh mạch đang nối với máy ECMO. Do đó, nếu vị trí của đầu ống thông không duy trì ở vị trí cũ thì có thể xảy ra hiện tượng ứ máu, gây ra các cục máu đông.
3. Sinh non
Nếu trẻ dưới 32 tuần tuổi thì sẽ không được sử dụng ECMO để duy trì sự sống do rủi ro xuất huyết nội sọ là rất lớn.
4. Tổn thương chân
Với những người bệnh được kết nối với máy ECMO qua động mạch hoặc tĩnh mạch đùi có thể sẽ bị giảm lưu lượng máu xuống chân và những mô ở chân có thể chết. Tình trạng này sẽ được các bác sĩ khôi phục tình trạng tưới máu cho chân. Vì thế, cần phải thay đổi vị trí đặt ống thông sang vị trí khác trên cơ thể. Trong trường hợp bị tổn thương chân quá nặng thì bệnh nhân cần phải phẫu thuật và có thể phải cắt đoạn chi đó.
5. Đột quỵ
Bệnh nhân dùng máy ECMO có thể sẽ không cung cấp đủ máu cho một số vùng nhất định của não bởi các cục huyết khối nhỏ. Tình trạng này sẽ gây ra nguy cơ bị đột quỵ não, khiến cho não có thể bị tổn thương vĩnh viễn.
Vùng não bị tổn thương sẽ xuất hiện những biểu hiện của đột quỵ tương ứng. Người bệnh có thể không cử động được những bộ phận trên cơ thể, thậm chí không thể nói, ghi nhớ, nhìn thấy. Có trường hợp có thể hồi phục một số chức năng sau cơn đột quỵ, tuy nhiên rất hiếm. Tin mừng là tình trạng đột quỵ này rất hiếm khi xảy ra, chỉ dưới khoảng 5% thời gian bệnh sử dụng kỹ thuật ECMO.
Hy vọng qua thông tin trên đây bạn đã tự mình giải đáp được thắc mắc ECMO là gì và những kiến thức hữu ích liên quan đến phương pháp này. Đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo để cập nhật thêm các kiến thức bổ ích khác nhé.