Sodium là một trong những nguyên tố hóa học phổ biến nhưng không phải ai cũng biết đến công dụng của nó đối với sức khỏe. Vậy sodium là gì? Có những tác dụng như thế nào? Hãy cùng joshuastrail.org chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
I. Sodium là gì?
Sodium hay còn được gọi là Natri, là một trong những nguyên tố hóa học phổ biến. Trong lớp vỏ trái đất thì sodium đứng thứ 6 về độ phổ biến và chiếm khoảng 2.6% khối lượng vỏ Trái Đất.
Không những vậy, sodium là một loại khoáng chất phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta. Chúng xuất hiện trong nhiều loại thực phẩm khác nhau và được sử dụng như một chất tạo hương vị cho ẩm thực. Bên cạnh đó, sodium còn là chất điện giải giúp tăng độ dẫn điện của một số loại chất lỏng khi chúng được hòa tan trong đó.
II. Vai trò của sodium đối với sức khỏe
Như đã chia sẻ, sodium là chất dinh dưỡng cần thiết đối với sức khỏe. Chúng là chất điện giải tạo ra các ion mang điện cho cơ thể. Để hiểu rõ sodium là gì, bạn đừng bỏ lỡ những công dụng của chúng dưới đây.
1. Đối với người lớn
Sodium là chất điện giải, giúp cân bằng nồng độ chất lỏng, giữ nước cho cơ thể. Vì thế, rối loạn sodium có thể dẫn đến tình trạng rối loạn nước.
Natri kết hợp cùng với các loại ion khác để tạo ra môi trường axit -kiềm, pH trong máu. Nhờ đó giúp điều tiết quá trình hoạt động của thận.
Sodium cũng ảnh hưởng đến sự dẫn truyền xung thần kinh, cơ. Giúp đầu óc được minh mẫn, tỉnh táo và hạn chế tình trạng chuột rút, co cứng cơ.
Bên cạnh đó, sodium còn rất cần thiết cho việc duy trì sự ổn định của huyết áp.
Việc bổ sung muối Natri có thể khiến huyết áp tăng, không tốt cho những người bị cao huyết áp nhưng vẫn cần một lượng sodium nhỏ để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
2. Đối với trẻ em
Sodium là một trong những khoáng chất cần thiết cho quá trình hoạt động và sự phát triển của não bộ trẻ nhỏ.
Tương tự với người lớn, sodium còn hỗ trợ các hoạt động cơ, điều hòa huyết áp ở trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, nếu dư thừa Natri có thể gây ảnh hưởng đến sức của trẻ. Vậy nên, bố mẹ chỉ nên cung cấp lượng sodium nhỏ trong bữa ăn của trẻ.
3. Đối với phụ nữ mang thai
Trong quá trình mang thai, lượng máu và chất lỏng cơ thể có thể tăng lên nhiều để hỗ trợ thai nhi phát triển. Sodium giúp điều hòa, bù đắp lại lượng nước bị mất đi trong cơ thể.
Phụ nữ mang thai chỉ nên bổ sung lượng nhỏ muối Natri. Bởi vì nhiều muối có thể gây ảnh hưởng đến thận, tim và huyết áp trong thời gian thai kỳ.
III. Nên tiêu thụ bao nhiêu sodium một ngày
Không giống với các loại kháng chất khác, sodium không có mức khuyến cáo nên tiêu thụ khoảng bao nhiêu một ngày mà chỉ có mức giới hạn không nên tiêu thụ quá trong một ngày.
Theo khuyến cáo, người trưởng thành chỉ cần cung cấp khoảng 1500mg sodium/ngày để cơ thể hoạt động được bình thường.
Những người trưởng thành khỏe mạnh nên hạn chế tiêu thụ sodium xuống dưới mức 2300mg/ngày. Giới hạn này được thiết lập dựa vào những kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy, nếu lượng sodium tiêu thụ trên 2300mg/ngày có thể gây ảnh hưởng đến huyết áp, tim mạch.
Tuy nhiên, do sodium có thể thất thoát tăng lên thông qua việc đổ mồ hôi, vì thế khuyến cáo này không được áp dụng với người hoạt động cường độ cao như vận động viên, người lao động dưới nền nhiệt cao…
Ngoài ra, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo mức tiêu thụ sodium mỗi ngày như sau:
- Không nên tiêu thụ dưới 200mg sodium/ngày đối với người trưởng thành.
- Không tiêu thụ quá 100mg sodium/ngày đối với trẻ từ 1 đến 3 tuổi
- Không nên tiêu thụ quá 1200mg sodium/ngày đối với trẻ từ 4 đến 8 tuổi
- Không nên tiêu thụ quá 1500mg sodium/ngày đối với trẻ từ 9 đến 18 tuổi.
Nguồn cung cấp sodium không chỉ có muối biển mà còn có ở nhiều loại thực phẩm khác như phô mai, nước ép rau củ, tôm, sốt cà chua… Vậy nên hãy thêm các loại thực phẩm nào vào bữa ăn để bổ sung hàm lượng sodium phù hợp nhé.
IV. Dư thừa sodium có hại không?
Mặc dù sodium rất cần thiết cho sức khỏe của con người nhưng nếu bổ sung quá mức cần thiết có thể gây ra dư thừa sodium và ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy tác hại của việc bổ sung quá nhiều sodium là gì?
1. Huyết áp
Theo kết quả nghiên cứu, mỗi ngày người trưởng thành nên bổ sung từ 06g muối. Huyết áp sẽ ổn định và thấp hơn so với những người sử dụng khoảng 12g muối/ngày.
Qua đó, có thể thấy mối quan hệ giữa muối Natri và huyết áp rất chặt chẽ. Vậy nên, để huyết áp không tăng cao thì bạn không nên bổ sung quá nhiều sodium mỗi ngày.
2. Loãng xương
Việc bổ sung quá nhiều sodium có thể khiến quá trình bài tiết canxi trong nước tăng cao. Từ đó, dẫn đến tình trạng loãng xương ở mọi đối tượng, độ tuổi.
3. Những vấn đề liên quan đến thận
Khi cơ thể bổ sung quá nhiều muối có thể khiến cho quá trình bài tiết của thận diễn ra với cường độ cao, gây ảnh hưởng đến chức năng của thận.
Từ đó, hình thành nên chứng bệnh nguy hiểm liên quan đến thận như sỏi thận, suy thận…
4. Tim mạch
Hệ tim mạch luôn phải chịu nhiều tác động cũng như ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ muối mỗi ngày. Do đó mà các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến cáo bạn nên bổ sung hàm lượng muối phù hợp với độ tuổi để đảm bảo được sức khỏe tim mạch.
5. Ung thư dạ dày
Dạ dày là một trong những cơ quan có mối quan hệ với hệ tiêu hóa, hệ thần kinh. Vì thế, nếu dư thừa sodium có thể gây ra những bệnh lý liên quan đến dạ dày như viêm loét, ung thư dạ dày…
Có thể thấy sodium là một trong những khoáng chất cần thiết cho cơ thể sống và phải bổ sung thường xuyên. Thế nhưng việc dư thừa có thể gây ra những vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe. Mong rằng với chia sẻ trên đây bạn đã hiểu được sodium là gì, cũng như mặt lợi, mặt hại của chúng đối với sức khỏe.