Nếu thường xuyên đọc truyện ngôn tình, xem phim Trung Quốc chắc hẳn bạn đã từng nghe đến từ cẩu huyết. Vậy cẩu huyết là gì, có nên bài xích hay không? Cùng joshuastrail.org tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
I. Cẩu huyết nghĩa là gì?
Cấu huyết được hiểu là những tình huống gây ức chế cho người xem, người đọc hoặc những tình tiết cứ lặp đi lặp lại đến mức nhàm chán, tất cả đều hướng đến mục đích duy nhất là gây ức chế, thách thức khả năng chịu đựng của khán giả.
Những câu truyện cẩu huyết thường được chắp bút bởi các tác giả trẻ tuổi hoặc những tác giả không chịu thay đổi lối tư duy của mình.
Các bộ truyện hoặc phim có tạo hình nhân vật rời xa so với thức thế. Hoặc có cái kết bi thảm, vô lý không được lòng người xem. Hay những cốt truyện có nội dung là nam chính tin tưởng, yêu thương người thứ 3 và luôn hành hạ nữ chính. Những tình tiết ngớ ngẩn này khiến cho khán giả cảm thấy ức chế.
Tình tiết thừa thãi, trái với đạo lý đều được gọi là cẩu huyết. Xuất phát từ những tình tiết xuất hiện trong truyện, phim ảnh thì nay cẩu huyết còn được ám chỉ các chi tiết có trong đời sống thực tại. Những tình huống tưởng chừng chỉ có trong phim nay lại xuất hiện ngoài đời một cách đầy bất ngờ.
II. Những hành vi, lời thoại cẩu huyết
Để hiểu rõ hơn cẩu huyết là gì, chúng ta cùng điểm qua một số tình huống, lời thoại cẩu huyết thường xuất hiện trong truyện, phim.
1. Nhảy vực nhưng không chết
Có lẽ đây là tình huống xuất hiện rất nhiều trong các bộ phim, truyện. Nhân vật chính sẽ bị ép đến mép vực và thay vì bị bắt thì họ sẽ chọn cách nhảy xuống vực. Đây tưởng chừng như là cảnh bình thường, thế nhưng cho dù nhân vật đó có nhảy từ độ cao bao nhiêu thì vẫn không chết. Hoặc nếu có chết thì cũng được vị cao nhân nào đó xuất hiện cứu sống và truyền thụ lại võ công.
Hoặc có thể nhân vật chính sẽ xuyên không đến thời đại khác, hoặc trọng sinh, sống lại ở nhiều năm trước. Đây được xem là chi tiết rất vô lý nhưng lại thường xuyên được tác giả cho vào trong tác phẩm của mình.
2. Học máu
Hộc máu được xem là tình tiết rất thông dụng. Những tình tiết vô lý của tình tiết này có thể kể đến như thở gấp dẫn đến hộc máu, trúng độc hộc máu, tức giận đến mức hộc máu, luyện công dẫn đến tảu hỏa nhập ma cũng hộc máu, ho ra máu…
Nếu bối cảnh ở cổ đại, tình tiết hộc máu chính là chất xúc tác để nam chính nữ chính đến với nhau, giúp họ nhận ra tình cảm thực sự. Còn trong phim hiện đại thì đoạn sau sẽ là cảnh đẫm nước mắt, chia ly.
Điều cẩu huyết của tình tiết này chính là nhân vật bị ung thư nhưng cuối cùng vẫn khỏe mạnh. Và điều này khá vô lý khi nền y tế hiện đại vẫn chưa có phương pháp chữa khỏi bệnh ung thư giai đoạn cuối hoàn toàn.
3. Đỡ đao/ kiếm
Thực tế, đây là cảnh hết sức bình thường nhưng khi xuất hiện khá nhiều lại khiến cho người xem cảm thấy nhàm chán. Bất kể là nhân vật nam đỡ cho nữ hay ngược lại, thì kết quả luôn là lúc cận kề với các chết bác sĩ sẽ nói những câu như “chậm thêm chút nữa không thể chữa được” hoặc “phải đợi người bệnh tỉnh lại mới biết được”…
4. Làm người hầu
Xuất phát từ những câu chuyện cổ tích, một cô nàng bình thường, mộc mạc lại đắc tội với nam chính thường là đại ca, tổng tài… Và phải làm người hầu cho người đó và dần dần nảy sinh tình cảm, hai người quan tâm và yêu nhau.
Điều này dường như là giấc mộng của các thiếu nữ. Là nội dung phổ biến cho các câu chuyện có mô típ là “hoàng tử – lọ lem”.
Kịch bản này sẽ là bình thường nếu như nó không bị làm dụng quá nhiều trong mọi tác phẩm về học đường, thanh xuân. Chính điều này đã khiến cho khán giả cảm thấy nhàm chán.
5. Nhân vật chính có chỉ số IQ vô lý
Đây có thể được xem là tình tiết minh họa rõ nhất cho lời giải đáp cẩu huyết là gì. Nhân vật nam chính/nữ chính sẽ có IQ cao vô lý. Hay như màu mắt, màu tóc có thể thay đổi liên tục. Thế nhưng, những tình tiết vô lý này lại được nhiều tác giả sử dụng.
6. Tin lời người thứ 3
Một trong những tình huống cẩu huyết khác mà chúng ta không thể bỏ qua là liên quan đến người thứ 3. Hai nhân vật chính sau thời gian hạnh phúc sẽ xuất hiện kẻ thứ 3. Hoặc có thể nhân vật này xuất hiện khi 2 nhân vật chính đang tìm hiểu nhau.
Người thứ 3 là yếu tố bình thường trong mọi tác phẩm, thế nhưng yếu tố cẩu huyết chính là cách hành xử của nhân vật chính. Có thể nhân vật chính được tác giả xây dựng với hình tượng thông minh nhưng lại dễ dàng bị kẻ thứ 3 lừa.
7. Bị xe đâm
Tông xe là một tình tiết không thể thiếu trong mỗi bộ phim/truyện. Nhân vật chính qua đường không cẩn thận hoặc bị kẻ xấu hãm hại đẩy ra đường khi xe đang chạy. Đây cũng thường là tình tiết giúp 2 nhân vật chính nhận ra tình cảm của mình.
Do đó mà nhiều bộ phim đã khai thác tình tiết này đến mức vô lý. Bởi khoảng cách của xe đến chỗ nhân vật thường khá xa, nhưng cả 2 nhân vật nam/nữ lại không chọn cách khác. Hoặc với khoảng cách xa như vậy mà tài xế lại không thể xử lý kịp.
III. Có nên bài xích nội dung cẩu huyết?
Điều này sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp. Ưu điểm của tình tiết cẩu huyết chính là khiến khán giả nhớ lâu. Bởi vì ức chế nên tình huống này được lặp đi lặp lại trong đầu người xem để bàn luận, do đó mà dấu ấn của truyện/phim sẽ rõ nét.
Thế nhưng, việc làm dụng tình huống cấu huyết chắc chắn sẽ mất được hơn nhiều. Nặng nề nhất chính là sự bài xích từ khán giả.
Bất kỳ tác giả nào cũng mong muốn tác phẩm của mình được khán giả công nhận, đánh giá cao. Nhưng để làm được điều này cũng không hề dễ dàng. Để viết ra được câu truyện cẩu huyết nhưng được nhiều người ủng hộ càng không đơn giản. Bởi vì cẩu huyết được xem là con dao 2 lưỡi.
Với những thông tin trên đây, chắc hẳn bạn đã hiểu được cẩu huyết là gì, cũng như việc có nên tẩy chay những tác phẩm này hay không. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi để được giải mã thêm nhiều từ mới nữa nhé.